Chào mừng bạn đến với Thế giới SEO

Mình mới tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization). Nên hầu hết những bài viết ở website Thế giới SEO này là do mình tập hợp từ các website viết và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về SEO hàng đầu Việt Nam như Làm SEO, Việt SEO.net, v.v...

Do vậy nếu bạn có copy lại vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách ghi nguồn rõ ràng như mình đã ghi cuối mỗi bài viết.

Thursday 2 December 2010

Link baiting là gì? Thực hiện ra sao?

Link Baiting (dịch nôm na là hình thức “câu” liên kết) là một thủ thuật mà các blogger hiếm khi dùng trong những trang web tiêu biểu. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích Link Baiting là gì và bằng cách nào mà mọi người (không chỉ riêng các bloggers) có thể dùng nó để tạo ra những đường liên kết có chất lượng.

Có thể bài viết hơi lòng vòng một chút trước khi vào vấn đề chính nhưng tôi không nghĩ nhiều người biết khái niệm cũng như cách sử dụng Link Baiting một cách hiệu quả.

“Link Baiting” có thể bị coi như một tiểu xảo và đó là lý do tại sao mọi người không công nhận nó một cách chính thức hợp pháp.

Tuy nhiên Link Baiting đơn giản chỉ là cách tạo đường link với một chút mánh khoé: Thay vì kích vào đường liên kết đơn thuần, bạn sẽ được nhận ngay nội dung chính và độc đáo của trang web đó.

Link Baiting hoạt động thế nào?

Link Baiting giống như trò câu cá. Bạn viết một bài (tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau) và để chế độ cho phép người đọc. Người khác khi đọc nội dung của bài viết này và nếu may mắn họ cảm thấy chủ đề thú vị, họ sẽ lấy một số thông tin chính làm đường link quảng cáo cho bài viết tại các trang khác. Bài viết gốc ở đây có thể gọi là mồi câu và đường link của chúng ta là mẻ cá.

Một bài viết bình thường có thể chứa rất nhiều đường link thô mà bạn ít hoặc không cố gắng làm cho nó hấp dẫn.

Ví dụ: Cách đây độ 1 năm tôi có viết một bài viết có tên gọi Florida Update trên một trang web. Cứ mỗi lần thu được kết quả phân tích tôi lại cập nhật thông tin cho bài viết đầu tiên này. Tôi làm việc này trong khoảng thời gian 1 hay 2 tháng gì đó. Sau này tôi đã cho xuất bản lý thuyết về cách thức cập nhật thông tin.

Bài viết đó có 88 links được dần thêm vào và đường liên kết tốt nhất tôi đánh giá là từ ODP trong danh mục tin tức của Google.

Trên thực tế bài báo này nằm trong Top 10 và nếu bạn dùng Google tìm kiếm với hai từ “Florida Update”, kết quả sẽ cho ra rất nhiều trang web đã liên kết với bài viết này của tôi.

Vậy bài viết này có gì đặc biệt?

Trong khi tôi không bao giờ có ý định hướng nó tới cách dùng Link Bait thì nó lại thành ra một kiểu trang “hook” tiêu biểu. Cách trình bày bài viết có thể nói là bản tóm tắt hoàn hảo của các phương thức “câu” liên kết mà tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.

Khi muốn xây dựng một đường link tốt bạn cần nghĩ tới 5 cách câu link (5 loại “hooks”): News, Contrary, Attack, Resource, Humor (Tin tức, Phản Bác, Công Kích, Lưu trữ và Hài Hước).

Cách thức câu đường link theo tin tức News Hook là cách bạn đưa các tin công nghiệp. Cách làm này không hề có ý bắt chước hay rập khuôn bài viết của ai đó. Nó phải chứng tỏ sự độc đáo mà không một ai có thể nghĩ tới hay thậm chí có thể là bản tóm tắt hàng loạt quan điểm cái nhìn của nhiều đối tượng. News hook

Contrary hooks là cách bạn muốn đưa một quan điểm bất đồng với ai. Nó có thể là cái gì đó nổi bật và gây tranh cãi.

Ví dụ: Nếu tôi có ý định viết môt bài tuyên bố những lý thuyết gần đây nhất của Danny Sullivan (Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com) chỉ là nhảm nhí, nó có thể dẫn đến hàng loạt các ý kiến phản bác lại (đặc biệt khi tôi có thể đưa ra những bằng chứng cho những luận điểm này thì càng gây tranh luận lớn).

Gần đây Mike có gửi một bài viết về Clickz trong đó ông một lần nữa chỉ ra quan điểm không tin tưởng vào những đánh giá trong Google Sandbox (khoảng thời gian 30 ngày trước khi Google tiếp nhận đường link 1 trang web trong mục tìm kiếm của nó). Ông ta thậm chí còn động chạm cả đến những bài viết trong đó Sandbox đã bỏ qua một số trang web khác.

Ngay sau khi gửi bài viết này (chỉ sau một tuần kể từ khi bài báo công bố) rất nhiều các thành viên SEM (Search Engine Marketing) đã tấn công lại ông với những chứng cớ bảo vệ cho Sandbox.

Và nếu bạn sử dụng trình duyệt của Yahoo’s Site Explorer để xem những trang nào đã có liên kết tới bài này bạn sẽ thấy Yahoo! cho ra độ 80 đường dẫn liên kết tới bài viết này. Tôi có thể nói rằng Mike đã áp dụng cách thức câu đường link một cách xuất sắc!

Attack hooks là bước tiến xa hơn của dạng contrary hooks, bằng cách đưa ra những luận điểm bật lại người đã lật tẩy những lý thuyết đó lên một cấp cao hơn. Bài phản hồi đầu tiên từ SEOmoz (Search Engine Optimization Resource) gần giống như một dạng attack hook, nhưng sau khi bài viết được chỉnh sửa lại thì độ nóng của nó bị giảm đi phần nào. Họ phản đối bài viết của Mike Grehan trên Sandbox với một chút vội vàng và biến nó theo quan điểm cá nhân. Họ muốn giảm nhiệt vấn đề nhưng chính cách làm của họ lại khiến vấn đề nóng bỏng hơn. Ai mà có thể biết được bài viết này biết đâu lại có ý công kích vào nguồn SEOmoz và rồi hàng loạt xung đột sẽ tiếp diễn.

Resource hook mang nhiều ý nghĩa trang thông tin hơn. Nó là sự tổng hợp và chọn lọc thông tin cho người xem.

Trong thực tế thì Resource hook kiểu như chúng ta có một đống tin tức, chúng ta sẽ chọn lọc những tin chính có ý sau đó giải thích ý nghĩa của nó cho bạn đọc. Tiếp theo những người khác đọc bài này sẽ thuật lại y nguyên toàn bộ nội dung của bài viết hay tối thiểu tạo một liên kết tới bài viết trong một trang web khác.

Cuối cùng là Humour hook. Với cách câu đường link này bạn viết bài hệt như bạn đang viết chuyện phiếm, những chuyện hài hước, có thể thêm những tấm hình ngộ nghĩnh mà bạn đã tìm được. Đảm bảo sẽ có bài nhận định của người nào đó và hi vọng họ sẽ lưu liên kết tới trang khác cho bạn.

Có rất nhiều trang Blogs thiết kế kiểu này như Obscure Store & Reading Room và Small Town Misfit. Họ đã đi săn tìm trang web để lấy những câu truyện hài hước và sau đó đưa lên cho bạn đọc xem, khuyến khích, lôi kéo người đọc tạo đường link liên kết tới bài viết đó.

Và nó phải hoạt động có hiệu quả! Small Town Misfit đã có trên 1600 đường liên kết với công cụ tìm kiếm của Yahoo trong khi đó Obscure Store còn trên cả 1700.

Do vậy, nếu bạn đang lo lắng về cách xây dựng liên kết thế nào, có thể bạn đang học cách trở thành một “nhà chức trách” trong việc cân đo đong đếm xem nên lựa chọn các câu link nào cho hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra câu liên kết còn là cách làm khá hay để gây dựng uy tín và thương hiệu trực tuyến cho bạn (vì càng ngày càng nhiều người biết đến trang web của bạn hơn qua những đường link này).

Về tác giả bài viết:

Rob Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com.

Hương Giang – OnBoom Group (dịch từ SEO Pro News)

Tuesday 9 November 2010

Google phân loại các trang web và truy vấn như thế nào?

Cuối tuần trước Google vừa nhận một bằng sáng chế. Bằng sáng chế này chỉ ra cách thức Google phân loại các webpages và các queries để có thể cung cấp một kết quả tốt hơn.

Việc phân loại các webpages và các Queries có ý nghĩa gì?

Một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào các ngữ cảnh khách nhau. Google muốn đưa ra các kết quả đúng nhất dựa trên ý định của người tìm kiếm. Sau đây là một ví dụ điển hình cho đặc tính này của Google.

“Lap top”, “Máy ảnh”, “Máy tính” là những thư mục chỉ một nhóm sản phẩm nhưng cũng là những mặt hàng cụ thể.

“Nokia 2210”, “Latop acer 5100”, “Máy tính dell 200s” là những mặt hàng cụ thể có thể tương ứng với một Query tìm kiếm cụ thể nào đó

Các hệ thống phân cấp thư mục đều có thể được định nghĩa như một danh sách với mỗi mặt hàng được miêu tả một cách cụ thể. Ví dụ như, “Nokia 2210”có thể được hiểu như một danh sách các hạng mục, “Thiết bị điện tử>Điện thoại di động >Nokia >Nokia 2210.”

Google phân chia các trang web như thế nào?

Khi Google index một trang web, Google nó sẽ đánh giá một webpages theo hai điểm điểm xếp hạng (Ranking score) và điểm hạng mục (category score – đánh giá sự bao trùm của từ khóa trong webpage đối với sản phẩm khác). Trong ví dụ này, Webpage về Nokia 2210 có thể được so sánh với các trang khác như trang Nokia, Điện thoại di động hay Thiết bị điện tử

Phụ thuộc vào các từ khác trên webpages, trang đó sẽ được cho điểm hạng mục và điểm xếp hạng cho chính hạng mục đó

Theo đặc tính này, các hạng mục cho các trang và các Queries có thể được tạo bằng tay, tự động hoặc là kết hợp cả hai phương pháp.

Điều này có ý nghĩa gì đối với website của bạn?

Nếu bạn muốn chắc chắn rằng Google phân chia trang web của mình đúng hạng mục, bạn nên sử dụng nhiều từ khóa có liên quan tới nhau thể hiện chủ đề của website trên trang web của mình.
Càng nhiều từ khóa khác nhau liên quan tới chủ đề của website hiện trên trang web của bạn thì Google càng dễ dàng phân loại trang web của bạn. bằng cách đó, trang web của bạn cũng đễ dàng hơn khi ứng dụng các thuật toán khác của Gooogle để giải quyết các vấn đề được miêu tả trong đặc tính này

Tối ưu hóa các trang web khác nhau của bạn cho các từ khóa khác nhau liên quan tới chủ đề của website. Càng nhiều trang bạn tối ưu hóa, thì Google càng có khả năng tìm thấy trang web của bạn phù hợp với chủ đề đó và bạn sẽ nhận được xếp hạng cao cho từ khóa đó trên trang web cá nhân.

Chu Đình Châu, phụ trách chuyên mục Link Building của Làm SEO, chuyên gia SEO của ESNC, quản trị diễn đàn Thế Giới SEO)

(Vui lòng ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi đăng lại)

Monday 1 November 2010

SEO Copywriting là gì?

Du Nguyễn (Làm SEO) chia sẻ một file hướng dẫn về SEO Copywriting (cách viết nội dung web sao cho Google thích). Khi đó là mình làm SEO tổng thể cho site Hiếu Học và file này dành cho cho đội ngũ làm nội dung…

SEO copywriting

SEO Copywriting - Viết nội dung web để Google thích

Hi vọng file này hữu ích với một số bạn mới tập tễnh vào SEO. Khi nào thuận lợi mình sẽ cập nhật một số file về SEO mà gần đây mình làm speaker hội thảo & tư vấn các công ty khác.

Bạn có thể xem slide SEO Copywriting tại đây!



SEO Copywriting SeminarDu

Monday 11 October 2010

Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Tiếp theo phần 1 bài viết Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website trong loạt bài 7 ngày học làm SEO, chúng tôi giới thiệu các bước cuối cùng để chọn ra danh sách từ khóa hợp lý nhất cho trang web.

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:

“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.

Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.

Keyword Kết quả trên Google Mức độ cạnh tranh
“keyword” > 100.000 Cao
Allianchor:“keyword” > 20.000 Cao
Allintitle:“keyword” > 20.000 Cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.

Google taxi tải - Chọn từ khóa đúng

Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:

cho thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng

thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:
allinanchor thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.
allititle thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng

Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.

Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.

Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.
Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:

Khách hàng mục tiêu Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Những từ khóa chính
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng bếp cao cấp Tủ bếp, bộ bàn, ghế phòng bếp, phòng ăn, phụ kiện nhà bếp cao cấp, sang trọng Nội thất nhà bếp cao cấp, tủ bếp cao cấp, bộ bàn ăn cao cấp, nội thất nhà bếp cao cấp tại hà nội, bộ bàn ăn sang trọng
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng khách cao cấp Ghế sofa, đi văng, bàn tiếp khách cao cấp, sang trọng Nội thất phòng khách cao cấp, Divang phòng khách cao cấp, ghế sofa phòng khách cao cấp,

Bộ sofa cao cấp, …

Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.

Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Bạn hãy tìm từ khóa: tổng đài panasonic trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://vnctel.com.vn (site này code không hỗ trợ vấn đề tối ưu, nên làm lên mục tiêu chỉ làm lên TOP 3-5). Site của tôi trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục tổng đài panasonic trên website. Khi khách hàng tìm từ tổng đài panasonic đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:

Tạo Keyword map - Chọn từ khóa đúng

Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)
Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.

Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.

Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Tác giả HoàngPV, CTV của Làm SEO & quản trị website Acro.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com khi đăng lại bài viết.

Bài viết liên quan

Sunday 3 October 2010

Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website

Người làm SEO chuyên nghiệp dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và phân bổ từ khóa cho các trang (pages) của website. Bài viết khá công phu của bạn HoàngPV, một cộng tác viên trẻ của LamSEO.com, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về công đoạn đầu tiên của quy trình SEO.

>>Xem thêm Phần 2 chọn lọc từ khóa...<<

Từ khóa là gì?

Rất dễ để giải thích. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.

Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?

Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa
hay
Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa.
Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.

Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.

Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.

Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn

Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?

Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.

Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?

Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.

Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.

Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .

Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.

Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.

Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng” và mục tiêu là lên TOP 3 – 1. Bây giờ bạn tra có thể thấy http://dichvuvanchuyen.com.vn ở TOP 1 – 3 với các từ khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.

Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa

Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.

Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.

Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.

Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.

Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.

Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.

Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.

Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Phần 2 Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website

Tác giả HoàngPV, CTV của Làm SEO & quản trị website Acro.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com khi đăng lại bài viết.

Monday 2 August 2010

Xây dựng liên kết: Yếu tố quyết định nhưng không phải là tất cả

Một vài năm trước, link building (xây dựng liên kết) là trào lưu và có thể là chiến lược duy nhất được sử dụng trong hầu hết các chiến lược SEO – mọi người trao đổi liên kết, mua bán liên kết và sống cùng với liên kết.

Xây dựng link, vấn đề không dễ

 Xây dựng liên kết, Link building SEO

Xây dựng các liên kết là những nhân tố chính mà các công cụ tìm kiếm quan tâm?

Hầu hết các công cụ tìm kiếm sẽ có xu hướng tìm tới những website có nhiều backlinks không kể tới các liên kết này có được như thế nào.

Dĩ nhiên điều này sẽ dẫn tới việc phát triển rất nhiều các kỹ thuật xây dựng các liên kết mờ ám và khi những site không thích thích hợp luôn giữ vị trí hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm. Đội vận hành các công cụ tìm kiếm nhận ra rằng đã tới lúc thay đổi và cải thiện các thuật toán của họ

Việc xây dựng link có còn quan trọng?

Tình hình hiện tại như thế nào và việc xây dựng các liên kết vẫn tiếp tục?

Mọi thứ vẫn được tiến hành. Xây dựng liên kết vẫn là một chiến lược hàng đầu của SEO chỉ khi chúng được ứng dụng một cách thông minh và theo cách tự nhiên nhất. Ngày nay các công cụ tìm kiếm thường “đếm” những liên kết đáng tin cậy và hoàn toàn bỏ qua những liên kết có được bằng nhiều cách đặt ra nhiều câu hỏi không kể tới sự thông minh của các thuật toán họ đã sử dụng. Họ vẫn còn rất nhiều điểm yếu và có rất nhiều cách để khai thác được các điểm yếu đó.

Xây dựng các liên kết là những nhân tố chính mà các công cụ tìm kiếm quan tâm?

Thật không may là chúng ta chỉ có thể đoán chính xác cách thức mà công cụ tìm kiếm của thuật toán làm việc, nhưng liên kết xây dựng không phải là cách duy nhất để đưa trang web của bạn đến một vị trí hàng đầu của công cụ tìm kiếm

Có một vài yếu tố khác có khả năng có tác động và một số trong số đó là chất lượng Nội dung, tuổi của trang web, tốc độ tải của trang, và việc sử dụng cửa sổ pop-up hoặc flash, …

Bạn cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các liên kết đều được tạo ra ngang bằng nhau – hầu hết những người quản trị web và các chuyên gia SEO tin rằng những liên kết tới từ những site đáng tin cậy có nội dung tương tự với trang của bạn thì có giá trị cao hơn, và những liên kết nội bộ (internal link) thì thường có tác dụng ít hơn những liên kết từ bên ngoài (external link)

Những kỹ thuật xây dựng link khác đã từng vận hành rất tốt trước đây như: gửi nhận xét trên blog với liên kết kèm theo, chỉ về trang của bạn hoặc có site của bạn trong diễn đàn với chữ ký bây giờ đang gặp phải khá nhiều lỗi và gây ra nhiều rắc rối như chính trước đây đã mang lại lợi ích cho bạn

Các công cụ tìm kiếm đang cố gắng áp dụng một công thức tìm kiếm tiên tiến cho kết quả có liên quan cho mọi lần tìm kiếm, nhưng cho đến khi thành công, các liên kết xây dựng vẫn sẽ là một phần rất quan trọng của một chiến lược SEO tốt.

Một sai lầm phổ biến mà các quản trị web mới luôn gặp phải là mong đợi sẽ nhận lợi ích tức thì từ xây dựng backlinks – như đã đề cập đến các trang web cũ hơn thường được tin cậy hơn và do đó là những liên kết có thời gian hoạt động lâu hơn

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn ra mắt một site hoàn toàn mới và cố gắng xây dựng một lượng lớn các liên kết có chất lượng, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ nhận được kết quả từ những nỗ lực của bạn. Miễn là bạn không cố gắng đánh lạc hướng các công cụ tìm kiếm với bất cứ kỹ thuật “dodgy” và tất cả các backlink hướng trở về website của bạn đều tự nhiên, bạn sẽ nhận thấy số lượng người truy cập vào website của bạn tăng lên đáng kể

Chu Đình Châu, phụ trách chuyên mục Link Building của Làm SEO, hiện là chuyên gia SEO của ESNC & quản trị diễn đàn Thế Giới SEO.

Ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi đăng lại

Tuesday 27 July 2010

Google sitelinks vẫn còn là bí ẩn thú vị

Google sitelinks luôn là bí ẩn thú vị dù đôi khi mang đến phiền toái. Rất nhiều bài viết, thảo luận từ các chuyên gia SEO, nhà quản trị web từ xưa đến nay về Google sitelinks cũng chỉ dừng lại ở mức… phỏng đoán (SEO nói chung cũng luôn bí ẩn, nhưng ít ra Google đã chia sẻ tài liệu và rất nhiều bài viết chi tiết về từng khía cạnh trong đó).

Nhân sự kiện Google vừa cập nhật sitelinks tuần rồi, mình cũng muốn chia sẻ vài trải nghiệm nho nhỏ về Google sitelinks.

Thế Google sitelinks là gì?

Sitelinks, tức là “liên kết” của một site, thường là liên kết nội (internal links) hiển thị ngay bên dưới URL hay snippet (phần mô tả nội dung trang web được Google chọn) trên kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp người dùng có thể vào các trang bên trong trang web mà không cần phải vào trang chủ. Bằng cách này, theo Google, sitelinks như là shortcuts giúp tiết kiệm thời gian của người dùng.

Theo cách “truyền thống” và đầy đủ nhất thì Google sẽ hiển thị tối đa 8 liên kết bên dưới URL dù rằng 1 site có thể có hơn 8 sitelinks (như site nhạc Mp3 Zing có tới 24 sitelinks, xem bên dưới).

Google sitelinks của LamSEO.com trên Google.com

Google sitelinks của LamSEO.com trên Google.com ngày 27/7/2010 với từ khóa "lamseo".

Nhưng từ tháng 3/2009, Google đã thử nghiệm hiển thị sitelinks theo chiều ngang, tối đa 4 liên kết và nằm ngay bên dưới snippet (thay vì URL như truyền thống). Các liên kết này thường là phần bên trái của bộ 8 links khi hiển thị đầy đủ.

Sitelinks của LamSEO.com theo chiều ngang trên Google Việt Nam với từ khóa "lam seo"

Sitelinks của LamSEO.com theo chiều ngang trên Google Việt Nam với từ khóa "lam seo"

Google xác định sitelinks như thế nào?

Đây chính là câu hỏi chưa có đáp án chính xác và toàn diện nhất. Google chỉ bật mí rất chung chung:

“We only show sitelinks for results when we think they’ll be useful to the user. If the structure of your site doesn’t allow our algorithms to find good sitelinks, or we don’t think that the sitelinks for your site are relevant for the user’s query, we won’t show them.

At the moment, sitelinks are completely automated. We’re always working to improve our sitelinks algorithms, and we may incorporate webmaster input in the future.”

tạm dịch sát nghĩa:

“Chúng tôi chỉ hiển thị sitelinks cho những kết quả mà chúng tôi NGHĨ chúng hữu ích với người dùng. Nếu cấu trúc site không cho phép giải thuật của chúng tôi tìm những sitelinks tốt, hoặc chúng tôi không nghĩ rằng sitelinks liên quan đến truy vấn của người dùng, thì chúng tôi sẽ không hiển thị chúng.

Hiện tại, sitelinks được xác định một cách tự động. Chúng tôi luôn cố gắng cải tiến giải thuật sitelinks và có thể trong tương lai chúng tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của webmaster”

Giả thuyết “chấp nhận được”

Google chỉ hiển thị sitelinks với những từ khóa mà bạn đạt tỉ lệ click (CTR) cực kỳ cao (đến mức nào thì chưa thể xác định), thường là các từ khóa thương hiệu, tên miền. Ví LamSEO.com sẽ hiển thị với các từ khóa như: lamseo.com, lamseo, lam seo, làm seo, tư vấn seo, tu van seo.

Google chỉ hiển thị những liên kết mà Googlebot có thể dò tìm từ trang chủ, thường là HTML links được đặt cao ở HTML sourceđược click nhiều nhất.

Phản biện vài giả thuyết…

Sitelinks chỉ dành cho site có trên 1 năm tuổi. Thực tế thì mình đã từng chứng kiến các site chỉ ra đời hơn 1 tháng đã có sitelinks (như Thuanthien.zing.vn) dù mình không phủ nhận tuổi đời tên miền có ảnh hưởng nhất định trong sitelinks và SEO nói chung.

Sitelinks chỉ hiển thị với các trang có nhiều liên kết ngoại với backlinks chứa anchor text là tên trang web. Mình có site cá nhân DuNguyen.com đang hiển thị những sitelinks cho trang Tag (/proxy) mà mình chưa bao giờ chú trọng phải xây dựng liên kết hay internal links.

Sitelinks của DuNguyen.com trên Google Việt Nam.

Sitelinks của DuNguyen.com trên Google Việt Nam.

Sitelinks chỉ hiển thị liên kết nội bộ. Hãy nhìn sitelinks của Zing.vn hiện tại, bạn sẽ thấy có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn mà subdomain được Google xem như là site riêng.

Sitelinks của www.zing.vn có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn

Sitelinks của www.zing.vn có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn

Google chỉ hiển thị sitelinks của trang chủ. Hãy xem Zing Mp3 có sitelinks từ chuyên trang video clip.

Mp3 Zing có sitelinks ở chuyên trang Video clip.

Mp3 Zing có sitelinks ở chuyên trang Video clip.

Google chỉ hiển thị liên kết/trang web có traffic cực cao hoặc được click nhiều nhất trang. Hãy xem phần “cách khóa sitelink” bên dưới, bạn sẽ thấy nhận định này là sai.

Làm thế nào để có sitelinks như ý?

Câu hỏi đặt ra “làm thế nào để có sitelinks?” cũng được các chuyên gia thảo luận rất nhiều. Theo phỏng đoán bên trên thì mình thấy 2 điều kiện tiên quyết để có sitelinks gồm: đạt CTR cực cao (so với các site xếp dưới ở top 10 kết quả tìm kiếm) với một số từ khóa (không nhất định phải là brand) và nên tạo các HTML links đặt cao ở mã nguồn HTML, thường là các link trong Top Menu/Navigation. Trong đó CTR là do người dùng quyết định nhưng bạn có thể chủ động tối ưu thông tin hiển thị (page title, description/snippet, URL) cũng như tận dụng HTML links thay vì javascript ở Navigation/Menu (ngoài ra có thể tạo Breadcrumbs cho các trang con).

Để tối ưu sitelinks, ngoài làm tốt 2 điều căn bản trên, bạn có thể khóa (block) các liên kết không muốn hiển thị và “chờ đợi” Google sẽ tìm link khác.

Cách khóa sitelink không mong muốn

Ngay đầu bài viết mình đã nói sitelinks đôi khi mang đến phiền phức. Hmm, đúng là như vậy, bởi nó được tạo tự động, và vì vậy, không phải lúc nào cũng hiển thị link mình mong muốn. “Tai nạn nghề nghiệp” dưới đây là một ví dụ.

Một ngày cuối tuần cách đây 2 tháng (tuần cuối tháng 5/2010) (khi này mình không còn làm fulltime cho VNG nên không quản lý sâu sát Webmaster tools của các site Zing), một số cộng đồng online đưa tin Zing Mp3 đang cố tình tạo xì-căng-đan với 1 sitelink rất nhạy cảm.

Một sitelink rất nhạy cảm của Zing Mp3 ngày 29/5/2010

Một sitelink rất nhạy cảm của Zing Mp3 ngày 29/5/2010

Mình vội vàng login vào Google Webmaster Tools để khóa sitelink đó lại.

Log in vào Google Webmaster Tools, chọn tab Sitelinks

Log in vào Google Webmaster Tools, chọn tab Sitelinks

Vào Site Configuration, tab Sitelinks, chọn sitelink không mong đợi đó, tiến hành “block”.

Khóa (block) 1 site link không mong muốn.

Khóa (block) 1 site link không mong muốn.

Ngoài ra, để chắc chắn, mình cũng cập nhật robots.txt lẫn yêu cầu Google remove những trang nhạy cảm đó ra khỏi index. Và chờ đợi. May thay, khoảng 8 giờ sau Google đã cập nhật sitelinks mới, dẫu thỉnh thoảng Google vẫn hiện cache trong 1 tuần đầu tiên.

Mình chắc chắn rằng sitelink nhạy cảm trên là ngoài ý muốn, không hề có traffic trước đó và chỉ xuất hiện khi Google cập nhật giải thuật sitelinks lần đó. Xem pageviews của URL đó trong Google Analytics sẽ thấy rõ điều đó.

Không cần có nhiều lượt xem để có 1 sitelink!

Không cần có nhiều lượt xem để có 1 sitelink!

Du NguyễnLamSEO.com

(Vui lòng ghi rõ nguồn LamSEO.com khi đăng lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn)

Monday 12 July 2010

Sử dụng kỹ thuật Cloaking, Adwords bị Google Search phạt

Trong số những tin nổi bật tuần rồi thì mình đặc biệt lưu ý trường hợp Google Adwords Help bị người anh em Google Search “cho đi bụi” (banned – cho ra khỏi kho dữ liệu/index).

Theo đó vào sáng ngày 1/7/2010 khi người dùng gõ “Adwords Help” hay “Google Adwords Help” đều không thấy trang Adwords Help Center. Tương tự với chính URL của trang này. Search Engine Land đã kịp chụp lại những hình ảnh này.

Google AdWords Help Banner

Ảnh: Search Engine Land.

Trước đó 1 ngày, blogger Ba Lan Bartek Krzemień là người đầu tiên chia sẻ về việc snippet (đoạn mô tả trang web trên kết quả tìm kiếm) của Google Adwords “có vấn đề”, đặc biệt là từ “hidden”.

Google AdWords Help Cloaking
Ảnh: Search Engine Land

Sau đó Search Engine Land điều tra kỹ thì thấy Google Adwords Help đang sử dụng kỹ thuật Cloaking*, nên nội dung bản cache khác với bản mà người dùng nhìn thấy khi vào trang. Đây là một thủ thuật mà Google Search liệt vào “blackhat” và vì vậy, Google Adwords Help đã vi phạm điều lệ của người anh em.

Một phát ngôn viên từ Google cũng khẳng định chuyện này là có thật và cho rằng Google Adwords Help đã “vô tình” mắc lỗi, và đã nhanh chóng sửa lỗi.

Thực ra năm 2005 Google Support cũng từng vô tình dùng kỹ thuật Cloaking nhưng gần như sửa lỗi ngay tức thì.

Ngoài ra vài tháng trước, Google Webmaster Central cũng đã từng chia sẻ một báo cáo về việc đội ngũ Google Products làm SEO tệ như thế nào. Điều này cho thấy nhận thức về SEO (Search Engine Optimization) của các đội ngũ/sản phảm khác của Google là rất hạn chế.

*Cloaking: kỹ thuật blackhat SEO để làm cho nội dung người dùng nhìn thấy khác với nội dung mà Google lưu. Xem thêm về kỹ thuật Cloaking tại blog của anh Hà Tuấn, VinaLink.

Du NguyễnLàm SEO

(Vui lòng ghi rõ nguồn LamSEO.com khi đăng lại bài viết. Trân trọng cảm ơn.)

Wednesday 9 June 2010

Tỉ lệ click (CTR) các vị trí trên kết quả tìm kiếm Google (SERPs)

Vài ngày trước đây, Chitika, một hệ thống mạng lưới quảng cáo tìm kiếm online đã công bố những con số mới về giá trị của sự xuất hiện trên kết quả tìm kiêm của Google. Họ nghiên cứu một mẫu gồm 8,253,240 lần hiển thị (impressions) trên hệ thống network của họ trong tháng 5 năm 2010 và tính ra tỉ lệ click chuột lên các vị trí xếp hạng (CTR – Click through rate).

Vị trí đầu tiên trên Google thu hút được lượng click bằng tổng lượng click của các vị trí từ 2 đến 4

Để hiểu giá trị của vị trí xuất hiện trên SERP chúng tôi đã nghiên cứu mẫu từ mạng lưới quảng cáo của Google và phân chia ra theo những vị trí xuất hiện trên SERP.

Vị trí đầu tiên thu hút đến 34.35% lượng truy cập trong mẫu kiểm tra xấp xỉ lượng tổng của vị trí thứ 2 đến thứ tư cộng lại và lớn hơn tổng lượng truy cập từ vị trí thứ 5 đến 20

Vị trí thứ 10 nhận nhiều click hơn vị trí thứ 11 đến 143%

Khoảng cách số click lớn nhất là giữa đầu trang hai tới cuối trang 1. Vị trí thứ 10 và thứ một có chênh lệch lượng click là 143%. Tuy nhiên, nếu so sánh tỉ lệ trên tổng click thì sự chênh lệch lại có vẻ không đáng kể giữa 1.11% và 2.71%.

Khi chuyển lên trang đầu tiên, sự chênh lệch ngày càng lớn hơn, cho tới điểm cao nhất là điểm được mong đợi”

Sau đây là những con số

CTR  ti le click chuot tren ket qua tim kiem

Làm thế nào để đánh giá giá trị tài chính của những thứ bậc trong Google?

Xếp hàng đầu tiên trong Google là một điều rất tuyêt nhưng nó sẽ không có ích đối với công việc kinh doanh của bạn nếu dùng từ khóa sai. Để đánh giá giá trị của từ khóa, bạn có thể làm theo những bước sau đây

  1. Bắt đầu một chiến dịch AdWords của Google cho các từ khóa, chọn “ sự kết hợp chính xác” và dẫn quảng cáo đó tới trang phù hợp nhất với từ khóa đó trong website của bạn
  2. Theo dõi các lần hiển thị và tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo. Để có được các dữ liệu hữu ích, bạn nên theo dõi ít nhất 500 lần nhấp chuột.
  3. Với những dữ liệu này, bạn có thể đoán được giá trị của người truy cập vào website thông qua từ khóa đó

Ví dụ, quảng cáo của bạn có thể đã có 10.000 hiển thị trong một tuần và 200 lượt người đã truy cập website của bạn. Sáu người trong số họ mua cái gì đó của trang web của bạn và tổng lợi nhuận là 500 $.

Điều đó có nghĩa là tỷ lệ trung bình một người truy cập tìm thấy website của bạn thông qua từ khóa là giá trị $ 2,50 so với việc kinh doanh của bạn ($ 500 / 200). Quảng cáo hiển thị 10.000 lần trong một tuần có thể tạo ra tỷ lệ nhấp chuột 34,35% (xem bảng trên) nếu từ khóa đó là hàng đầu trong bảng xếp hạng,

Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được khoảng 3.435 lượt khách truy cập mỗi tuần. Dựa trên giá trị trung bình là $ 2.50/1 người truy cập bạn sẽ kiếm được $ 8,587.50 mỗi tuần hoặc $ 446,500 / năm chỉ với một từ khóa duy nhất.

Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp rất yêu thích công cụ tìm kiếm tối ưu hóa

Những từ khóa thích hợp được liệt kê trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google sẽ đóng góp rất nhiều cho sự thành công tài chính của công ty. Sử dụng 10 công cụ tối ưu hóa hàng đầu của IBP để website của bạn xuất hiện trong những trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google cho những từ khóa mà bạn chọn.

Chu Đình Châu, phụ trách chuyên mục Link Building của Làm SEO, chuyên gia SEO của ESNC, quản trị diễn đàn Thế Giới SEO.

(Vui lòng ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi đăng lại)

Saturday 22 May 2010

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

Đánh giá độ khó từ khóa (keyword competition) là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong khi SEO. Sau bước chọn lựa từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa để làm SEO không.

Quá trình đánh giá độ khó từ khóa được chia làm hai giai đoạn:

  1. Đánh giá độ khó từ khóa cơ bản

  2. Đánh giá độ khó từ khóa nâng cao
Bài viết này xin trình bày phần thứ hai: đánh giá từ độ khó từ khóa nâng cao.

Giai đoạn này bạn sẽ cần nhiều thông số của website hơn so với lúc đánh giá độ khó từ khóa cơ bản. Công việc chủ yếu là đánh giá các đối thủ ở top 10 và nếu bạn cảm thấy với tiềm lực hiện tại của bạn có thể vượt qua những đối thủ này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi từ khóa mà bạn đã lựa chọn.

Sau đây là một số thông số cơ bản để phân tích đối thủ:

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong Làm SEO

1. Sitelink : Nếu bạn đang so sánh với một website mà đã có sitelink thì bạn đang phải cạnh tranh với một website được Google đánh giá rất cao ứng với từ khóa mà bạn đang nguyên cứu.

2. Domain Keywords : Google coi tên miền là một phần quan trọng trong các yếu tố sếp hạng. Nếu tên miền có chứa từ khóa sẽ giúp ích cho quá trình SEO rất nhiều. Bạn có thể chia ra các trường hợp sau :

  1. Tên miền giống từ khóa

  2. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía trước và có các ký tự khác

  3. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía sau và có các ký tự khác

  4. Tên miền chứa từ khóa không dính liền

  5. Tên miền không chứa từ khóa.


Độ ưu tiên: 1>2>3>4>5

3. Title : Hãy nói đến title như là một yếu tố khá quan trọng trong SEO. Với định hướng title tốt website có thể win nhiều từ khóa. Sau đây là các yếu tố so sánh.

  1. Title có chứa từ khóa đặt đầu tiên

  2. Title có chứa từ khóa đặt phía sau

  3. Title có chứa từ khóa không dính liền nhau

  4. Title không chứa từ khóa


Độ ưu tiên: 1>2>3>4

4. Backlink numbers : Sử dụng http://siteexplorer.search.yahoo.com hoặc các tools khác để so sánh số lượng backlink của 2 site.

5. Domain GEO : Yếu tố địa lý của tên miền cũng khá quan trọng. Hãy xem việc so sánh điểm nó như thế nào.

  1. Tên miền quốc gia

  2. Tên miền quốc tế

  3. Tên miền quốc gia khác


Độ ưu tiên : 1>2>3

6. Số lượng domain trỏ đến website : Nếu website của bạn càng được trỏ bởi nhiều domain khác thì độ tin tưởng của Google đến website của bạn cũng sẽ cao.

7. PR : Mặc dù trước đây PR là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao, nhưng càng ngày PR càng giảm độ ảnh hưởng của mình. Một web có PR cao hơn chưa chắc thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố đánh giá của Google.

8. Domain Age : Domain nào có tuổi nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

9. Hosting GEO :

  1. Server đặt trong nước

  2. Server đặt trong khu vực

  3. Server đặt ngoài nước khác khu vực


Độ ưu tiên : 1>2>3

10. URL keywords : URL có chứa keywords sẽ giúp ích trong việc nâng cao thứ hạng.

11. URL Friendly : Cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

12. W3C : Nếu site bạn làm đúng chuẩn của W3C sẽ SEO dễ dàng hơn. Kiểm tra W3C tại : http://validator.w3.org/

13. Update Content : Web nào có độ cập nhật website thường xuyên thường được Google index, crawl nhanh.

14. Dmoz : Những site nằm trong thư mục này được Google khá chú ý.

15. Speed : Site có tốc độ lẹ hơn được cho là tốt hơn.

16. Rank Alexa : rank alexa thường liên quan đến độ truy cập, sự ổn định của lượng truy cập, đây cũng là một yếu tố trong SEO.

Sau khi xác định được các yếu tố thất bại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích xem trong thời gian sắp tới có thể cải thiện các yếu tố lose để trở thành win hay không, hoặc ít nhất cũng bằng website cạnh tranh. Nếu trong bảng so sánh trên các bạn thắng các yếu tố SEO ở những dòng đầu tiên thì độ khó từ khóa sẽ giảm dần. Bạn có thể tạo ra nhiều mặt trận trong chiến lược SEO. Do đó, công việc đề cao tính toàn diện hơn là tập trung vào một số yếu tố. Mấu chốt cơ bản trong việc đánh giá độ khó từ khóa chính là phân tích đối thủ cạnh tranh, và so sánh với tiềm lực hiện tại và trong tương lai của chính bạn để thấy được từ khóa đó khó đến đâu, có nên chọn hay không? Quỹ thời gian ra sao? Làm tốt bước này bạn hoàn toàn có thể thấy rằng SEO là một công việc dễ dàng và thú vị.

Tác giả Khánh La hiện là chuyên viên thiết kế web của Giaiphaplienket.com

(Nếu bạn muốn trích lại xin ghi rõ nguồn.)

Anchor text trong link building: Những điều cần lưu ý

Đoạn text dùng trong link đến site (gọi là anchor text) có ảnh hưởng rất quan trọng đến vị trí xếp hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Anchor text trong Link building và Làm SEO


Ví dụ, nếu nhiều người dùng text "buy blue widgets" để link đến site của bạn, thì nhiều khả năng site của bạn sẽ có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm với cụm từ "buy blue widgets" trong kết quả tìm kiếm của Google.

Link text hay còn gọi là anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com">xyzt abc</a> xyzt abc là link text (hay anchor text)


Nhưng trong nhiều trường hợp link text không được sử dụng. Hãy kiểm tra tất cả các link của bạn để chắc chắn rằng link text sẽ được Google sử dụng

1. Thuộc tính nofollow

Những link có thuộc tinh rel="nofollow" Google sẽ không sử dụng link text. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com" rel="nofollow">great keyword</a>


Bạn có thể kiểm tra link bằng cách view source hoặc bằng một số công cụ như IBP

2. Trong URL có ký tự đặc biệt

Nếu trong URL có những ký tự đặc biệt Google sẽ không thể index link đó đúng được. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com ">great keyword</a>


Trong ví dụ trên có một dấu trắng (space) ở cuối URL. Một số webmaster phát hiện ra rằng Google sẽ không nhận link text nếu link có dấu trắng ở đâu hoặc cuối URL.

Chú ý rằng hầu hết các trình duyệt có thể tự sửa lỗi link và nó sẽ hoạt động bình thường trên trình duyệt. Tuy nhiên search engine spider có vẻ khó tính hơn với các link không chuẩn (hoặc có thể đánh giá thấp link này)

3. Link sử dụng 301 redirect

Matt cutts mới đây đã khẳng định rằng Google bỏ qua những anchor text sử dụng 301 redirect. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com/page.htm">great keyword</a>


Khi vào page http://www.example.com/page.htm server redirect đến trang http://www.example.com bằng 301. Trong trường hợp này google sẽ bỏ qua link text "great keyword"

4. Trong một trang (page) chỉ một link được chấp nhận

Nếu một trang có 2 link cùng đến một URL google sẽ chỉ sử dụng text link của link đầu tiên và bỏ qua link text của link thứ 2. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com">great keyword</a> will be ignored by Google.


Link thứ nhất và link thứ 2 đều trỏ đến URL http://www.example.com, vì vậy google chỉ lấy link text của link đầu tiên tức là từ "This" còn cum từ "great keyword" sẽ bị bỏ qua. Nhưng nếu 2 link cùng trỏ đến 1 domain nhưng URL khác nhau thì Google sẽ sử dụng cả 2 link text. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com/page1.htm">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com/page2.htm">great keyword</a> will be ignored by Google.


Links là yếu tố quan trọng nhất để bạn đạt thứ hạng cao trên Google và search engine khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về link trong tài liệu IBP manual (bắt đầu từ trang 91)

Chu Đình Châu, thành viên quản trị của Thegioiseo.com, dịch từ http://www.free-seo-news.com/newsletter421.htm#facts
(Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng lại.)

Saturday 15 May 2010

Content is King, Link is Queen

Một đề tài muôn thưở trong giới SEO “Content is King, Link is Queen”, tạm dịch “Nội dung là Vua, Liên kết là Hoàng hậu” vừa được ThegioiSEO khơi lại. Mình, với nick Du Nguyen, cũng tham gia góp vui để mọi người biết chính kiến của mình.

Mình lười quá. Vài ngày trước cũng comment đâu đó về vai trò của Content. Thôi thì paste lại, ai nghĩ sao thì nghĩ.

Content is the key (or King). Site that has good and rich content will naturally gain trust/visitor loyalty.

And King needs Queen – links, even many Queens. But usually a good King will be hunted by girls those wanting to be his Queen. ;-P

And I always try to be a GOOD King.

Đó là quan điểm của mình về Content.

Dĩ nhiên Links là rất rất rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn muốn đẩy thứ hạng từ khóa nhanh. Nhưng về cơ bản và lâu dài thì nên đặc biệt chú trọng xây dựng & phát triển Nội dung cho tốt. Và SEO không đơn giản chỉ là lên hạng vài, hoặc rất nhiều từ khóa. Với mình, SEO còn góp phần xây dựng và phát triển uy tín thương hiệu.

Mình giả dụ, Làm SEO bé nhỏ của mình thiệt là nhiều backlinks (cỡ như Giaiphapseo của em T) thì có thể vị trí đã khác. Nhưng mà sẽ ra sao nếu người search ra mình mà Content mình toàn cóp nhặt, không chính kiến, hoặc rất ít bài viết đáng để đọc.

Người làm SEO cần có trách nhiệm (với visitors) và đạo đức nghề nghiệp là ở chỗ đó.

PS: T. đừng nghĩ anh nói site em không hay, anh chỉ khen site em có nhiều backlinks trong 1 thời gian ngắn thôi…

Những site tầm cỡ như Zing hay VnExpress, họ cần một người định hướng về SEO (SEO Consultant) hơn là một Link builder. Với họ, việc phát triển nội dung là chìa khóa thành công.

Về cá nhân, mình rất vui khi được bạn Hoài Nam bên VietSEO.net nhận xét là “có tư cách đạo đức hành nghề (SEO) chuyên nghiệp nhất” (xem tại đây)

Du Nguyễn – Làm SEO (Vui lòng ghi rõ nguồn và link về bài gốc nếu sử dụng lại chính kiến hoặc toàn bài viết.)

Tự học cách làm SEO (dành cho Newbie)

Bạn học SEO ở đâu, khi nào? Ở Việt Nam hiện có nơi nào đào tạo khóa học SEO chưa? Đấy là những câu hỏi mình thường hay nghe thấy. Đặc biệt gần đây mình nhận được email của một bạn cần tư vấn “hành trang” để học làm SEO. Thế nên mình quyết định viết bài này, mong hữu ích với các bạn đang tìm hiểu SEO – Search Engine Optimization.

Câu trả lời là, mình biết đến SEO thật tình cờ. Trúng tuyển vị trí Copywriter cho một công ty TMĐT, khoảng một tháng sau, tức tháng 8 năm 2005, mình được chị Sếp giao kiêm thêm mảng SEO (sau này gọi là SEO Specialist) cho 10 website của công ty (mà quan trọng nhất là Audio4fun). Bảo bối là một file tài liệu mà người tiền nhiệm đã tập hợp khá chi tiết từ Search Engine Watch. Các bài viết trên đó là một nguồn phải đọc (theo Matt Cutts) đối với những ai quan tâm đến Search Engines.

Như vậy, “hành trang” đến với SEO của mình chỉ là chút khả năng đọc hiểu tiếng Anh và chút tò mò của một thằng sinh viên mới ra trường mang đam mê khám phá thế giới phẳng.

Sau đó, mình bắt đầu lang thang ở các diễn đàn. Hay vào nhất là forum của Search Engine Watch, bởi đơn giản, nơi đó có Danny Sullivan*. Ngoài ra thì Webmaster World là một diễn đàn chất lượng được quản lý khá nghiêm ngặt. Digital Point hay SEO Chat thì có vẻ “bình dân” hơn.

Hôm nay ngồi lục lại, thấy thắc mắc đầu tiên của mình về SEO quá… nhỏ nhặt. Rằng Page Title nên dùng bao nhiêu ký tự, có được dùng stopwords (thường là những liên từ như “and”, “or”…), và có nên dùng tối đa quá 3 dấu phẩy hay không? Sở dĩ mình thắc mắc vậy bởi khi đó công ty dùng thử một công cụ phân tích SEO gọi là Web CEO và nó đã đề cập những yêu cầu trên. Và thật vui mừng khi chính Danny phúc đáp.

Và mình đã đến với SEO như thế đấy. Vậy bạn nào đang tìm hiểu SEO, có thể tự tin rồi nhé, vì một kẻ ngoại đạo với IT như mình cũng có thể làm SEO…

Cập nhật: Mình cũng từng chia sẻ, và lại cũng chỉ dừng lại ở mức định hướng về việc “học làm SEO” ở DDTH. Xin chia sẻ thêm tại đây:

Theo tớ, để ngâm cứu SEO tốt thì cứ chủ động tìm hiểu các site nước ngoài uy tín và thử nghiệm với site của mình…

Trước tiên mình cần hiểu SE trước đã, chủ yếu là spider-based SEs, cụ thể là Google, Y! và Bing. Tức là cần hiểu cách SE parse web trước đã.

Còn lại chữ O (optimization) thì trên mạng đầy rẫy. Ngay cả Google cũng bật mí rồi còn gì. Trong O thì chia ra O dành cho Web developers, designers, copywriters, marketers…

Điều kiện cần: khả năng google/search và đọc hiểu tiếng Anh khá.

Điều kiện đủ: khả năng thử nghiệm, quan sát, phán đoán và phân tích khá + tính kiên nhẫn.

* Danny Sullivan xuất thân là một nhà báo (từng làm cho BBC, Los Angeles Times), lập ra Search Engine Watch năm 1997 và Search Engine Land tháng 11/2006.

Du Nguyễn – Làm SEO (Vui lòng ghi rõ nguồn và link về bài gốc nếu đăng lại. Cảm ơn)