Chào mừng bạn đến với Thế giới SEO

Mình mới tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization). Nên hầu hết những bài viết ở website Thế giới SEO này là do mình tập hợp từ các website viết và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về SEO hàng đầu Việt Nam như Làm SEO, Việt SEO.net, v.v...

Do vậy nếu bạn có copy lại vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách ghi nguồn rõ ràng như mình đã ghi cuối mỗi bài viết.

Saturday 22 May 2010

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

Đánh giá độ khó từ khóa (keyword competition) là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong khi SEO. Sau bước chọn lựa từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa để làm SEO không.

Quá trình đánh giá độ khó từ khóa được chia làm hai giai đoạn:

  1. Đánh giá độ khó từ khóa cơ bản

  2. Đánh giá độ khó từ khóa nâng cao
Bài viết này xin trình bày phần thứ hai: đánh giá từ độ khó từ khóa nâng cao.

Giai đoạn này bạn sẽ cần nhiều thông số của website hơn so với lúc đánh giá độ khó từ khóa cơ bản. Công việc chủ yếu là đánh giá các đối thủ ở top 10 và nếu bạn cảm thấy với tiềm lực hiện tại của bạn có thể vượt qua những đối thủ này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi từ khóa mà bạn đã lựa chọn.

Sau đây là một số thông số cơ bản để phân tích đối thủ:

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong Làm SEO

1. Sitelink : Nếu bạn đang so sánh với một website mà đã có sitelink thì bạn đang phải cạnh tranh với một website được Google đánh giá rất cao ứng với từ khóa mà bạn đang nguyên cứu.

2. Domain Keywords : Google coi tên miền là một phần quan trọng trong các yếu tố sếp hạng. Nếu tên miền có chứa từ khóa sẽ giúp ích cho quá trình SEO rất nhiều. Bạn có thể chia ra các trường hợp sau :

  1. Tên miền giống từ khóa

  2. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía trước và có các ký tự khác

  3. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía sau và có các ký tự khác

  4. Tên miền chứa từ khóa không dính liền

  5. Tên miền không chứa từ khóa.


Độ ưu tiên: 1>2>3>4>5

3. Title : Hãy nói đến title như là một yếu tố khá quan trọng trong SEO. Với định hướng title tốt website có thể win nhiều từ khóa. Sau đây là các yếu tố so sánh.

  1. Title có chứa từ khóa đặt đầu tiên

  2. Title có chứa từ khóa đặt phía sau

  3. Title có chứa từ khóa không dính liền nhau

  4. Title không chứa từ khóa


Độ ưu tiên: 1>2>3>4

4. Backlink numbers : Sử dụng http://siteexplorer.search.yahoo.com hoặc các tools khác để so sánh số lượng backlink của 2 site.

5. Domain GEO : Yếu tố địa lý của tên miền cũng khá quan trọng. Hãy xem việc so sánh điểm nó như thế nào.

  1. Tên miền quốc gia

  2. Tên miền quốc tế

  3. Tên miền quốc gia khác


Độ ưu tiên : 1>2>3

6. Số lượng domain trỏ đến website : Nếu website của bạn càng được trỏ bởi nhiều domain khác thì độ tin tưởng của Google đến website của bạn cũng sẽ cao.

7. PR : Mặc dù trước đây PR là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao, nhưng càng ngày PR càng giảm độ ảnh hưởng của mình. Một web có PR cao hơn chưa chắc thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố đánh giá của Google.

8. Domain Age : Domain nào có tuổi nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

9. Hosting GEO :

  1. Server đặt trong nước

  2. Server đặt trong khu vực

  3. Server đặt ngoài nước khác khu vực


Độ ưu tiên : 1>2>3

10. URL keywords : URL có chứa keywords sẽ giúp ích trong việc nâng cao thứ hạng.

11. URL Friendly : Cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

12. W3C : Nếu site bạn làm đúng chuẩn của W3C sẽ SEO dễ dàng hơn. Kiểm tra W3C tại : http://validator.w3.org/

13. Update Content : Web nào có độ cập nhật website thường xuyên thường được Google index, crawl nhanh.

14. Dmoz : Những site nằm trong thư mục này được Google khá chú ý.

15. Speed : Site có tốc độ lẹ hơn được cho là tốt hơn.

16. Rank Alexa : rank alexa thường liên quan đến độ truy cập, sự ổn định của lượng truy cập, đây cũng là một yếu tố trong SEO.

Sau khi xác định được các yếu tố thất bại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích xem trong thời gian sắp tới có thể cải thiện các yếu tố lose để trở thành win hay không, hoặc ít nhất cũng bằng website cạnh tranh. Nếu trong bảng so sánh trên các bạn thắng các yếu tố SEO ở những dòng đầu tiên thì độ khó từ khóa sẽ giảm dần. Bạn có thể tạo ra nhiều mặt trận trong chiến lược SEO. Do đó, công việc đề cao tính toàn diện hơn là tập trung vào một số yếu tố. Mấu chốt cơ bản trong việc đánh giá độ khó từ khóa chính là phân tích đối thủ cạnh tranh, và so sánh với tiềm lực hiện tại và trong tương lai của chính bạn để thấy được từ khóa đó khó đến đâu, có nên chọn hay không? Quỹ thời gian ra sao? Làm tốt bước này bạn hoàn toàn có thể thấy rằng SEO là một công việc dễ dàng và thú vị.

Tác giả Khánh La hiện là chuyên viên thiết kế web của Giaiphaplienket.com

(Nếu bạn muốn trích lại xin ghi rõ nguồn.)

Anchor text trong link building: Những điều cần lưu ý

Đoạn text dùng trong link đến site (gọi là anchor text) có ảnh hưởng rất quan trọng đến vị trí xếp hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Anchor text trong Link building và Làm SEO


Ví dụ, nếu nhiều người dùng text "buy blue widgets" để link đến site của bạn, thì nhiều khả năng site của bạn sẽ có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm với cụm từ "buy blue widgets" trong kết quả tìm kiếm của Google.

Link text hay còn gọi là anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com">xyzt abc</a> xyzt abc là link text (hay anchor text)


Nhưng trong nhiều trường hợp link text không được sử dụng. Hãy kiểm tra tất cả các link của bạn để chắc chắn rằng link text sẽ được Google sử dụng

1. Thuộc tính nofollow

Những link có thuộc tinh rel="nofollow" Google sẽ không sử dụng link text. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com" rel="nofollow">great keyword</a>


Bạn có thể kiểm tra link bằng cách view source hoặc bằng một số công cụ như IBP

2. Trong URL có ký tự đặc biệt

Nếu trong URL có những ký tự đặc biệt Google sẽ không thể index link đó đúng được. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com ">great keyword</a>


Trong ví dụ trên có một dấu trắng (space) ở cuối URL. Một số webmaster phát hiện ra rằng Google sẽ không nhận link text nếu link có dấu trắng ở đâu hoặc cuối URL.

Chú ý rằng hầu hết các trình duyệt có thể tự sửa lỗi link và nó sẽ hoạt động bình thường trên trình duyệt. Tuy nhiên search engine spider có vẻ khó tính hơn với các link không chuẩn (hoặc có thể đánh giá thấp link này)

3. Link sử dụng 301 redirect

Matt cutts mới đây đã khẳng định rằng Google bỏ qua những anchor text sử dụng 301 redirect. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com/page.htm">great keyword</a>


Khi vào page http://www.example.com/page.htm server redirect đến trang http://www.example.com bằng 301. Trong trường hợp này google sẽ bỏ qua link text "great keyword"

4. Trong một trang (page) chỉ một link được chấp nhận

Nếu một trang có 2 link cùng đến một URL google sẽ chỉ sử dụng text link của link đầu tiên và bỏ qua link text của link thứ 2. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com">great keyword</a> will be ignored by Google.


Link thứ nhất và link thứ 2 đều trỏ đến URL http://www.example.com, vì vậy google chỉ lấy link text của link đầu tiên tức là từ "This" còn cum từ "great keyword" sẽ bị bỏ qua. Nhưng nếu 2 link cùng trỏ đến 1 domain nhưng URL khác nhau thì Google sẽ sử dụng cả 2 link text. Ví dụ:

HTML Code:

<a href="http://www.example.com/page1.htm">This</a> is an example.
The link text <a href="http://www.example.com/page2.htm">great keyword</a> will be ignored by Google.


Links là yếu tố quan trọng nhất để bạn đạt thứ hạng cao trên Google và search engine khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về link trong tài liệu IBP manual (bắt đầu từ trang 91)

Chu Đình Châu, thành viên quản trị của Thegioiseo.com, dịch từ http://www.free-seo-news.com/newsletter421.htm#facts
(Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng lại.)

Saturday 15 May 2010

Content is King, Link is Queen

Một đề tài muôn thưở trong giới SEO “Content is King, Link is Queen”, tạm dịch “Nội dung là Vua, Liên kết là Hoàng hậu” vừa được ThegioiSEO khơi lại. Mình, với nick Du Nguyen, cũng tham gia góp vui để mọi người biết chính kiến của mình.

Mình lười quá. Vài ngày trước cũng comment đâu đó về vai trò của Content. Thôi thì paste lại, ai nghĩ sao thì nghĩ.

Content is the key (or King). Site that has good and rich content will naturally gain trust/visitor loyalty.

And King needs Queen – links, even many Queens. But usually a good King will be hunted by girls those wanting to be his Queen. ;-P

And I always try to be a GOOD King.

Đó là quan điểm của mình về Content.

Dĩ nhiên Links là rất rất rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn muốn đẩy thứ hạng từ khóa nhanh. Nhưng về cơ bản và lâu dài thì nên đặc biệt chú trọng xây dựng & phát triển Nội dung cho tốt. Và SEO không đơn giản chỉ là lên hạng vài, hoặc rất nhiều từ khóa. Với mình, SEO còn góp phần xây dựng và phát triển uy tín thương hiệu.

Mình giả dụ, Làm SEO bé nhỏ của mình thiệt là nhiều backlinks (cỡ như Giaiphapseo của em T) thì có thể vị trí đã khác. Nhưng mà sẽ ra sao nếu người search ra mình mà Content mình toàn cóp nhặt, không chính kiến, hoặc rất ít bài viết đáng để đọc.

Người làm SEO cần có trách nhiệm (với visitors) và đạo đức nghề nghiệp là ở chỗ đó.

PS: T. đừng nghĩ anh nói site em không hay, anh chỉ khen site em có nhiều backlinks trong 1 thời gian ngắn thôi…

Những site tầm cỡ như Zing hay VnExpress, họ cần một người định hướng về SEO (SEO Consultant) hơn là một Link builder. Với họ, việc phát triển nội dung là chìa khóa thành công.

Về cá nhân, mình rất vui khi được bạn Hoài Nam bên VietSEO.net nhận xét là “có tư cách đạo đức hành nghề (SEO) chuyên nghiệp nhất” (xem tại đây)

Du Nguyễn – Làm SEO (Vui lòng ghi rõ nguồn và link về bài gốc nếu sử dụng lại chính kiến hoặc toàn bài viết.)

Tự học cách làm SEO (dành cho Newbie)

Bạn học SEO ở đâu, khi nào? Ở Việt Nam hiện có nơi nào đào tạo khóa học SEO chưa? Đấy là những câu hỏi mình thường hay nghe thấy. Đặc biệt gần đây mình nhận được email của một bạn cần tư vấn “hành trang” để học làm SEO. Thế nên mình quyết định viết bài này, mong hữu ích với các bạn đang tìm hiểu SEO – Search Engine Optimization.

Câu trả lời là, mình biết đến SEO thật tình cờ. Trúng tuyển vị trí Copywriter cho một công ty TMĐT, khoảng một tháng sau, tức tháng 8 năm 2005, mình được chị Sếp giao kiêm thêm mảng SEO (sau này gọi là SEO Specialist) cho 10 website của công ty (mà quan trọng nhất là Audio4fun). Bảo bối là một file tài liệu mà người tiền nhiệm đã tập hợp khá chi tiết từ Search Engine Watch. Các bài viết trên đó là một nguồn phải đọc (theo Matt Cutts) đối với những ai quan tâm đến Search Engines.

Như vậy, “hành trang” đến với SEO của mình chỉ là chút khả năng đọc hiểu tiếng Anh và chút tò mò của một thằng sinh viên mới ra trường mang đam mê khám phá thế giới phẳng.

Sau đó, mình bắt đầu lang thang ở các diễn đàn. Hay vào nhất là forum của Search Engine Watch, bởi đơn giản, nơi đó có Danny Sullivan*. Ngoài ra thì Webmaster World là một diễn đàn chất lượng được quản lý khá nghiêm ngặt. Digital Point hay SEO Chat thì có vẻ “bình dân” hơn.

Hôm nay ngồi lục lại, thấy thắc mắc đầu tiên của mình về SEO quá… nhỏ nhặt. Rằng Page Title nên dùng bao nhiêu ký tự, có được dùng stopwords (thường là những liên từ như “and”, “or”…), và có nên dùng tối đa quá 3 dấu phẩy hay không? Sở dĩ mình thắc mắc vậy bởi khi đó công ty dùng thử một công cụ phân tích SEO gọi là Web CEO và nó đã đề cập những yêu cầu trên. Và thật vui mừng khi chính Danny phúc đáp.

Và mình đã đến với SEO như thế đấy. Vậy bạn nào đang tìm hiểu SEO, có thể tự tin rồi nhé, vì một kẻ ngoại đạo với IT như mình cũng có thể làm SEO…

Cập nhật: Mình cũng từng chia sẻ, và lại cũng chỉ dừng lại ở mức định hướng về việc “học làm SEO” ở DDTH. Xin chia sẻ thêm tại đây:

Theo tớ, để ngâm cứu SEO tốt thì cứ chủ động tìm hiểu các site nước ngoài uy tín và thử nghiệm với site của mình…

Trước tiên mình cần hiểu SE trước đã, chủ yếu là spider-based SEs, cụ thể là Google, Y! và Bing. Tức là cần hiểu cách SE parse web trước đã.

Còn lại chữ O (optimization) thì trên mạng đầy rẫy. Ngay cả Google cũng bật mí rồi còn gì. Trong O thì chia ra O dành cho Web developers, designers, copywriters, marketers…

Điều kiện cần: khả năng google/search và đọc hiểu tiếng Anh khá.

Điều kiện đủ: khả năng thử nghiệm, quan sát, phán đoán và phân tích khá + tính kiên nhẫn.

* Danny Sullivan xuất thân là một nhà báo (từng làm cho BBC, Los Angeles Times), lập ra Search Engine Watch năm 1997 và Search Engine Land tháng 11/2006.

Du Nguyễn – Làm SEO (Vui lòng ghi rõ nguồn và link về bài gốc nếu đăng lại. Cảm ơn)