Chào mừng bạn đến với Thế giới SEO

Mình mới tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization). Nên hầu hết những bài viết ở website Thế giới SEO này là do mình tập hợp từ các website viết và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về SEO hàng đầu Việt Nam như Làm SEO, Việt SEO.net, v.v...

Do vậy nếu bạn có copy lại vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách ghi nguồn rõ ràng như mình đã ghi cuối mỗi bài viết.

Tuesday 26 August 2008

Nghề SEO - Bầu sô của website

Giả sử bạn có 1 trong 100 triệu trang web trên thế giới. Vậy bạn làm thế nào để trang web của mình có thể dễ dàng được tìm thấy? Yếu tố quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm, hiện chiếm đến 60% các đường dẫn đến các trang thông tin quan trọng. Và bạn có thể tìm đến chuyên viên - chuyên gia SEO.

Những lý do để bạn chọn nghề SEO

Mạng Internet ngày càng phát triển trở thành một môi trường truyền thông mới. Ảnh hưởng của Internet ngày càng lớn, có phần lấn át các phương tiện truyền thông truyền thống. Nắm bắt cơ hội đó, các công ty kinh doanh cũng nhanh chóng tìm cách khai thác Internet để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Nghề SEO ra đời khi mà các website bắt đầu lớn mạnh và kiếm ra tiền cho doanh nghiệp.

Cùng với xu hướng bùng nổ quảng cáo trên mạng Internet, nhu cầu tuyển người nắm vững các kỹ năng truyền thông trên mạng Internet lên cao hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có trang web riêng cho mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Các công ty về du lịch, chứng khoán, tài chính luôn có nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia SEO giỏi ngày càng tăng mạnh nhằm nâng cao tỉ lệ xuất hiện của trang web.

SEO là một nghề mà bạn có thể "hành nghề" một mình hay cho một công ty. Có một điều đáng chú ý là những khoản lương cho nhân viên SEO cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương cho nhà phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng bá web. Là người làm SEO độc lập bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Hầu hết các trang web tự do đều dành chi phí cho dịch vụ SEO theo giờ với mức giá rất cao.

SEO là nghề như thế nào mà có những tiềm năng lớn đến thế?

SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị.

Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Công việc của một chuyên viên SEO

Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nhiệm vụ của những người làm SEO (SEOer) là làm sao để trang web của công ty, doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trong quá trình tìm kiếm của người sử dụng Internet. Muốn như vậy, họ phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ SEO và phải thường xuyên cập nhật trang web để có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN. Bên cạnh đó, việc lập trình, thiết kế website bằng những đoạn code thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm đó cũng là cách để nâng cao thứ hạng của website của bạn.

Mục đích của SEO là nhằm nâng cao lượng truy cập từ các cỗ máy tìm kiếm đến website của bạn. Nói cách khác, tức là làm cho website có nhiều người tìm thấy và “click” vào nhất khi họ dùng các công cụ tìm kiếm. Muốn như vậy, các chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này và phần miêu tả của website. Bởi vậy, mỗi một website trong một lĩnh vực thì lại có những keyword riêng của mình, ví như website buôn bán máy tính thì các từ khóa sẽ là “máy tính nguyên bộ”, “máy tính xách tay”, “laptop”, “ram”, “HDD”, “ổ cứng”, “chuột”, “bàn phím”…; website về du lịch thì sử dụng các từ khóa “du lịch trọn gói”, “du lịch nghỉ dưỡng”, “tour”, “tham quan"; còn nếu website đó có nội dung chủ yếu là về phim ảnh thì các từ khóa như “phim”, “phim bộ”, “phim kiếm hiệp”, “phim tâm lí xã hội”, “hoạt hình”… lại là những từ khóa rất đáng để bạn quan tâm. Những từ khóa này được nhắc đi nhắc lại nhiều lầm trong tên website, tiêu đề, phần mở đầu và nội dung bài viết. Các từ khóa này còn thay đổi theo từng thời điểm, khi đó dân trong nghề gọi là “hot keywords”. Qua kỳ thi đại học vừa rồi cho thấy các từ khóa được người sử dụng internet tìm kiếm nhiều nhất là “địa điểm thi”, “điểm sàn”, “điểm chuẩn”, “nguyện vọng 1”, “nguyện vọng 2”…

Nghề SEO

Chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này


Những tố chất để có thể bắt đầu bước vào con đường SEOer


Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị.

Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật; các nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng, cần phải thu hút người đọc bằng nội dung hấp dẫn, gây tò mò và có ích cho người đọc. Vì vậy những kiến thức tổng quát về xã hội, khoa học và đời sống giúp ích cho cho các SEOer rất nhiều.

Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Hằng ngày các SEOer phải tiếp xúc thường xuyến với internet, với các công cụ tìm kiếm, với các chương trình hỗ trợ công việc, nếu không có sự am hiểu sâu về internet thì rất khó để làm tốt công việc. Hơn nữa việc nắm bắt được thị hiếu của người sử dụng internet sẽ giúp website tăng hạng rất nhanh trên các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt cũng là một công cụ vô cùng đắc lực giúp bạn trên con đường làm SEO vì nghề SEO trên thế giới rất phổ biến. Chắc bạn không quên được những "gã khổng lồ" về công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Microsoft chứ?

Cần phải kiên nhẫn. Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó.

Học SEO ở đâu?

SEO là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về nghề này. Nhưng không vì thế mà các bạn bỏ qua một nghề hết sức hấp dẫn này chứ? Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “SEO course” hay “SEO contest” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO. Bạn có thể tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm từ internet - thư viện sách khổng lồ. Các website tiếng Việt cung cấp các kiến thức về SEO để bạn tham khảo: www.lamseo.com, www.vietseo.net...

Thursday 7 August 2008

SEO là gì? Vài trò SEO ra sao?

SEO là gì?

Tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm
, gọi tắt là SEO (viết tắt của search engine optimization), là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Cụ thể SEO là quá trình tối ưu nội dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ việc tìm kiếm trên Internet của người sử dụng. (theo Wikipedia)

Ví dụ, website của bạn cần bán linh kiện máy tính và bạn mong muốn mỗi khi người dùng vào Google gõ “linh kiện máy tính”, “mua Ram 2gb”, hay “T61 Thinkpad”… thì website của bạn hiện trong top 10. Khi đó, bạn có thể cần tư vấn của chuyên gia SEO. (theo Làm SEO)

Vai trò của SEO?

Trong xã hội ảo, thương hiệu không quan trọng bằng việc xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Nhu cầu quảng bá trên các web tìm kiếm

Thống kê cho thấy 80% số người dùng Internet thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm.

Đây là các chỉ số giúp cho quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, ngày càng lấn sân những loại hình quảng cáo truyền thống trên thế giới. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty cổ phần kết nối truyền thông Việt Nam (VinaLink), có khoảng 73% người dùng Internet thường xuyên truy cập vào trang web tìm kiếm Google so với 13% truy cập vào trang Yahoo.

Doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã nhận ra điều này và mua quảng cáo của các công cụ tìm kiếm ngày càng nhiều, đặc biệt là dịch vụ quảng cáo Adwords của Google. Dễ dàng kiểm chứng điều này bằng cách vào Google, gõ một số từ khóa phổ biến như “sách”, “du lịch” hay “nha khoa” thì ngay bên phải trang web tìm kiếm sẽ thấy xuất hiện các nhà cung cấp liên quan.

Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ quảng cáo trên các bộ máy tìm kiếm như Adwords của Google hay Yahoo Marketing của Yahoo, nhiều doanh nghiệp còn có nhu cầu nữa là đứng trong tốp đầu các trang liệt kê kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Giới chuyên làm quảng bá trang web gọi đó là dịch vụ SEO (Search engine optimization – SEO).

SEO là quy trình tối ưu hóa tìm kiếm web nhằm tăng lượng truy cập đến trang web từ các bộ máy tìm kiếm. Mục tiêu của SEO là đưa trang web lên hàng đầu trong kết quả tìm kiếm theo một số từ khóa cụ thể. Ví dụ, với các công ty du lịch lữ hành, mục tiêu làm SEO là khi khách hàng tra từ khóa liên quan đến du lịch như Vietnam travel thì trang web của công ty đó phải xuất hiện trong top đầu của kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, SEO không giới hạn trong tìm kiếm text mà còn trong tìm kiếm ảnh, sách, nhạc và các tìm kiếm ngành dọc khác.

Theo một số doanh nghiệp, thị trường tư vấn SEO tại Việt Nam vẫn dừng ở giai đoạn đầu nhưng tương lai sẽ phát triển nhanh cùng với bước tiến mạnh mẽ của dịch vụ trực tuyến.

Ông Hà Tuấn Anh, Giám đốc Vinalink cho biết công ty bắt tay làm dịch vụ SEO từ 2002. Ban đầu, khách hàng chủ yếu là công ty du lịch lữ hành, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và đá quý hoặc người làm quản trị web. Nhưng hiện nay, do lượng người dùng Internet và số trang web ngày càng nhiều, mức cạnh tranh cao nên SEO cũng được quan tâm hơn. Nhiều công ty kinh doanh máy tính, các văn phòng luật, nha khoa, thám tử, dịch vụ diệt mối, côn trùng…, thậm chí có một trang web của ủy ban nhân dân tỉnh đã tìm đến SEO. Thương mại điện tử cũng bắt đầu có khách hàng, nhất là giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Gần đây, mỗi tháng VinaLink có thêm vài khách hàng, thời gian trước thì ít hơn nhiều.

Trên Internet, SEO hơn cả “thương hiệu”

Trong xã hội ảo, những trang web xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm có cơ hội thu hút được nhiều người tìm kiếm truy cập vào hơn. Vì vậy, nếu làm SEO tốt thì sẽ tăng được lượng người truy cập từ các trang web tìm kiếm.

Thậm chí, một chuyên gia quảng cáo web cho rằng: “Trên Internet, thương hiệu không là gì cả. Xuất hiện cao trên kết quả tìm kiếm mới quan trọng. Nếu công ty bạn không có mặt trong 3 trang đầu tiên của Google, bạn chả là gì cả”.

Thống kê trên thế giới, khoảng 70% người tìm kiếm không xem hết quá trang đầu, 97% không xem tới trang thứ 3. Ở Việt Nam, theo khảo sát của VinaLink, khoảng 50% lưu lượng vào các trang web do Google đem lại. Vì vậy, không ngạc nhiên khi dịch vụ SEO ở Việt Nam chủ yếu là trên Google. Hiện có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ SEO như Squangcao.com, Onboom, OntopRank hay VinaLink.

Chi phí làm dịch vụ SEO trên Google khá tốn kém, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng tùy theo trang web và từ khóa. Có lĩnh vực như du lịch, hiện các công ty làm dịch vụ SEO không dám nhận làm SEO các từ khóa về du lịch, vì có quá nhiều trang web chen nhau ở một số từ khóa.

Theo ông Hà Tuấn Anh, những trang web đã duy trì lâu, có nhiều người truy cập và tốc độ cập nhật thông tin thường xuyên thì làm SEO rất nhanh, có hiệu quả sau khoảng 1 tuần. Còn những trang ít người truy cập, thông tin thiếu cập nhật thì có khi mất tới 1 – 2 năm mới tăng thứ hạng. Ngoài ra, việc tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm cũng phụ thuộc vào tên miền. Nếu mục tiêu là quảng bá quốc tế thì nên chọn tên miền .com, còn nếu nhắm vào khách hàng trong nước thì ưu tiên tên miền .com.vn hay .vn. (theo Kinhnghiemhay)

Việt Nam hiện tại cũng có một số chuyên gia SEO giỏi. Có thể kể ra anh Du Nguyễn, hiện đang làm Senior SEO Specialist tại VinaGame với các website tầm cỡ như Zing Mp3, Zing News, Zing Movie, Zing Video... Đó cũng có thể là chị Trần Thị Thiên Nga, từng làm ở VietnamWorks và VinaGame. Hay như anh Bùi Đặng Phi Hùng từng làm cho Igo... Và còn rất nhiều cao thủ SEO khác đang ẩn danh. Tất cả họ đều tìm hiểu và làm SEO khá sớm ở Việt Nam.

Thế giới SEO tổng hợp



Tuesday 5 August 2008

Tối ưu hóa tiêu đề trang (page title) thân thiện với Google

10 thủ thuật quảng bá Web giúp bạn tạo tiêu đề bài viết hấp dẫn người đọc và máy tìm kiếm.

Tiêu đề bài viết là một trong những ít thông tin mà máy tìm kiếm cung cấp cho người tìm kiếm trên trang kết quả trước khi nội dung được hiển thị. Ví thế, Google cũng như những cỗ máy tìm kiếm khác rất coi trọng tiêu đề trang. Việc tối ưu hóa tiêu đề bài viết vì thế rất quan trọng, sau đây là 10 thủ thuật SEO tối ưu hóa tiêu đề bài viết.

1. Google hiển thị từ 60 đến 70 ký tự đầu tiên của tiêu đề trong trang kết quả tìm kiếm. Vì thế bạn hãy đặt các từ khóa quan trọng nhất trong phần đầu tiên của tiêu đề bài viết và các từ khóa kiếm quan tọng hơn nằm lùi về phía sau. Nếu tiêu đè bài viết của bạn dài quá 70 ký tự, Google sẽ cắt bớt; Google chỉ lấy đến ký tự thứ 69 và thay thế dấu ba chấm “…” cho phần còn lại của tiêu đề;
2. Đôi khi, thay vì bắt đầu tiêu đề của bài viết bằng một loạt từ khóa, thì bạn nên thêm các ký tự mang tính chất miêu tả, cung cấp thông tin về nội dung và đặt trước từ khóa quan trọng. Điều này sẽ giúp bài viết vượt qua bộ lọc của Google trong kết quả tìm kiếm (Và đương nhiên nó sẽ có thứ hạng ổn định hơn), trong khi mang lại thêm cho bạn thứ hạng cao đối với những từ khóa phụ (chứa trong phần đầu tiên của tiêu đề);
3. Tiêu đề trang là một trong số ít thông tin mà Google cung cấp cho người dùng trong trang kết quả tìm kiếm trước khi người tìm kiếm chọn để hiển thị nội dung. Ví thế, tiêu đề bài viết là yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của người tìm kiếm và kích thích họ nhắp chọn xem nội dung giữa rất nhiều trang kết quả khác của các đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố quyết định và là cơ hội tạo ra sự khác biệt giữa chính bạn và các đối thủ khác về mặt chất lượng;
4. Tiêu đề tốt sẽ tạo ra ý muốn trả lời và đặt câu hỏi, kích thích người đọc;
5. Vì tiêu đề bài viết là một trong những yếu tố duy nhất mà máy tìm kiếm hiển thị cho người tìm kiếm trước khi xem nội dung trang, nên chúng sẽ gán trọng số cao cho các từ xuất hiện trên tiêu đề. Thêm nữa, rất nhiều người khi liên kết tới trang sẽ sử dụng tiêu đề bài viết như là ký tự liên kết (anchor text);
6. Việc chèn các từ khóa một cách trùng lặp, giống nhau một cách hợp lý và dễ đọc cho phép bạn cải thiện độ tin cậy của chuỗi các từ khóa. Tuy nhiên, những từ khóa này phải được sắp xếp có ý nghĩa và dễ đọc cho người tìm kiếm chứ không phải cho bọ tìm kiếm. Thay vì nhồi nhét danh sách từ khóa vào trong phần tiêu đề thì bạn nên trình bày tiêu đề rõ ràng và mang tính miêu tả nội dung, sản phẩm hay dịch vụ Website của bạn;
7. Đánh giá sai tiềm năng khách hàng bằng việc cung ứng các dịch vụ không tương thích sẽ làm giảm tỉ lệ chuyến đổi1 và lãng phí thời gian phục vụ cho các đối tượng không phải là khách hàng tiềm năng. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn là các mặt hàng cao cấp thì Website của bạn không cần phải tối ưu, quảng bá các từ khóa giá rẻ, hạ giá, giảm giá vì nó sẽ làm lãng phí thời gian;
8. Mỗi trang trên Website của bạn nên có tiêu đề khác biệt. Trừ phi, nếu Website của bạn bị giới hạn về kích thước và độ hiển thị, tốt nhất không nên sử dụng tiêu đề trang theo cùng một công thức trên toàn Website. Bạn cũng không nên sử dụng cùng một từ khóa ở ngay đầu hoặc gần ngay đâu tiêu đề trang;
9. Định dạng, thứ tự và lựa chọn từ cho từ ngữ của tiêu đề nên khác biệt (ít nhiều) với thẻ miêu tả description hoặc phần tiêu đề đầu trang;
10. Nếu bạn có thương hiệu mạnh, bạn nên đặt nó ở phần cuối tiêu đề. Nếu bạn có một trong những thương hiệu tin cậy hàng đầu trên Internet (như eBay, Amazone, …) thì bạn nên đặt nó lên phần đầu của tiêu đề. Thông thường, tiêu đề của trang phải được tập tủng vào nội dung của trang và mục đích của người tìm kiếm hơn là thương hiệu Website.